Rung nhĩ dẫn đến đột quỵ
Rung nhĩ là một trong những dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất trên lâm sàng. Ở người bình thường, tim có 4 buồng, gồm 2 tâm nhĩ ở trên và 2 tâm thất lớn hơn ở phía dưới, nhận máu từ tâm nhĩ và bơm máu lên phổi để trao đổi khí nếu là tâm thất phải hoặc bơm máu giàu oxy đi nuôi các cơ quan khác trong cơ thể.
Để đảm bảo chức năng của mình, các buồng tim phải hoạt động co bóp nhịp nhàng và đồng bộ nhờ vào khả năng tự phát nhịp và dẫn truyền xung động đi đến mọi tế bào cơ tim. Nút xoang là nút chủ nhịp với tần số phát xung khoảng 60 - 100 nhịp/ phút, tuy nhiên trong bệnh rung nhĩ, vai trò chủ nhịp thuộc về nhiều điểm khác nhau trong hai buồng nhĩ.
Chúng tự phát xung với tần số cao không đều, khoảng 350 - 600 nhịp/ phút, khiến tâm nhĩ rơi vào trạng thái kích thích liên tục, tâm nhĩ rung lên và co bóp không hiệu quả. Các xung động này khi được được dẫn truyền xuống tâm thất cũng làm cho tâm thất co bóp với tần số nhanh hơn bình thường. Giảm lượng máu đi nuôi cơ thể vì tâm thất không co bóp nhịp nhàng và đồng bộ, gây ra tình trạng hạ huyết áp đột ngột, nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ một phần các xung động được truyền qua bó nhĩ thất đến tâm thất, tần số co bóp của tâm thất không đều và nhanh, thường < 200 nhịp / phút.
Nhiều bệnh nhân rung nhĩ không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào
Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ rung nhĩ cao như:
• Người lớn tuổi, thường trên 60 tuổi
• Tăng huyết áp
• Bệnh lý động mạch vành
• Bệnh van tim
• Sau phẫu thuật tim, lồng ngực
• Suy tim
• Đái tháo đường
• Bệnh phổi mạn
• Nghiện rượu, dùng các chất kích thích
• Bệnh tuyến giáp như cường giáp
• Bệnh lý toàn thân khác
• Đối tượng nguy cơ của bệnh rung nhĩ là những người có khả năng cao mắc phải bệnh rung nhĩ và dễ tiến triển đến nhiều biến chứng khi có bệnh.
• Tuy nhiên, ghi nhận trên lâm sàng, nhiều bệnh nhân rung nhĩ không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Vì thế, không chỉ người lớn tuổi, những người trẻ cũng có nguy cơ bị rung nhĩ dù không gặp bất cứ triệu chứng nào. Bạn cần tới cơ sở y tế để được thăm khám.
• Chẩn đoán rung nhĩ không khó nhưng điều trị và dự phòng biến chứng rung nhĩ là một thách thức. Khi rung nhĩ tiến triển trong một thời gian dài, sẽ có điều trị hơn bởi các triệu chứng sẽ xuất hiện dai dẳng.
Rung nhĩ dẫn đến đột quỵ
Đột quỵ não và bệnh rung nhĩ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo nhiều thống kê, rung nhĩ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lên đến 5 lần so với người bình thường. Rung nhĩ là nguyên nhân đưa đến đột quỵ, chiếm khoảng 25% trong tổng số các trường hợp.
Đột quỵ não là biến chứng nguy hiểm của rung nhĩ, để lại hậu quả nặng nề lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đó. Đây cũng là bệnh lý hàng đầu gây nên tình trạng tổn thương thần kinh kéo dài ở người trưởng thành. Sau tim mạch, đột quỵ gây nguy cơ tử vong cao thứ 2.
Một số bệnh nhân chỉ biểu hiện các triệu chứng thần kinh thoáng qua, không quá 24 giờ, được gọi là thiếu máu não thoáng qua. Những bệnh nhân này có khả năng cao gặp phải đột quỵ thực sự trong tương lai.
Ngoài ra, khi đến những cơ quan khác trong cơ thể, chúng đều có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim hay nhồi máu phổi.
Rung nhĩ và đột quỵ có mối liên quan mật thiết. Vì thế, bạn cần thăm khám sức khỏe để có được cách chữa trị cao nhất.