Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu kịp thời
Chảy máu não:
• Chảy máu nội sọ
• Chảy máu não thất
• Chảy máu khoang dưới nhện.
Thiếu máu não:
• Nhồi máu não
• Cơn tai biến mạch máu não thoáng qua.
Bệnh nhân gặp những cơn đau đầu
Nhận biết đột quỵ sơ cứu kịp thời là một trong những yếu tố giúp gia tăng khả năng sống còn của người bệnh. Với những dấu hiệu này bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân thăm khám:
• Tê hoặc yếu tay chân, tê có thể xuất hiện ở mặt (đặc biệt có thể chỉ xuất hiện ở 1 bên của cơ thể)
• Rối loạn khả năng thăng bằng: mất thăng bằng, cảm giác chóng mặt hoặc giảm phối hợp động tác
• Bệnh nhân có các rối loạn ngôn ngữ, có bất thường về lời nói hoặc sự hiểu biết
• Rối loạn về thị giác, bất thường về khả năng nhìn ở 1 hoặc 2 bên mắt
• Xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội, không rõ căn nguyên.
Khi gặp các triệu chứng trên, chúng ta cần đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế ngay lập tức để cứu chữa kịp thời.
Các biện pháp điều trị đột quỵ sơ cứu ban đầu:
• Đảm bảo đường thở và thông khí cho bệnh nhân
• Tư thế an toàn là nằm nghiêng, đặc biệt ở những bệnh nhân nôn ói nhiều
• Một số trường hợp cần đặt canuyn miệng, hút đờm dãi
• Chỉ định đặt nội khí quản bảo vệ đường thở khi ứ đọng dịch tiết hô hấp, giảm ý thức với điểm Glasgow dưới 8.
Đối với bệnh nhân đột quỵ và cách sơ cứu của nhân viên y tế sẽ tuỳ theo kết luận của các dấu hiệu lượng giá:
Bệnh nhân nghi ngờ cơn thiếu máu não thoáng qua và có nguy cơ đột quỵ cao cần được:
Chỉ định chụp hình não
• Dùng Aspirin (liều 300mg) ngay lập tức
• Lượng giá và thăm khám chuyên khoa liên tục trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát các triệu chứng
• Áp dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa ngay khi xác định chẩn đoán
• Lưu ý: Những bệnh nhân có 2 hoặc nhiều lần xảy ra cơn thiếu máu não thoáng qua trong vòng 1 tuần được xếp vào nhóm có nguy cơ đột quỵ cao.
Những người nghi ngờ bị cơn thiếu máu não thoáng qua và có nguy cơ đột quỵ thấp nên được:
• Dùng Aspirin (liều 300mg) ngay lập tức
• Lượng giá và thăm dò chuyên khoa càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1 tuần sau khi khởi phát các triệu chứng.
• Áp dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa ngay khi xác định chẩn đoán
• Lưu ý: Những bệnh nhân đã 1 lần xảy ra cơn thiếu máu não thoáng qua nhưng đến khám muộn (hơn 1 tuần sau khi triệu chứng cuối cùng biến mất) nên được xếp vào nhóm có nguy cơ đột quỵ thấp.
Chỉ định chụp hình não cho các nhóm đối tượng:
• Những người nghi ngờ đã bị cơn thiếu máu não thoáng qua (triệu chứng và dấu hiệu biến mất hoàn toàn trong vòng 24 giờ) nên được thăm khám và đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa (trong vòng 1 tuần sau khi khởi phát triệu chứng) trước khi quyết định chụp hình não;
• Những người có nguy cơ đột quỵ cao mà không chắc chắn về chẩn đoán hoặc phân vùng tổn thương được chụp hình não khẩn (tốt nhất là chụp cộng hưởng từ)
• Những người nghi ngờ có nguy cơ đột quỵ thấp mà không chắc chắn về chẩn đoán nên được chụp hình não.
Chụp hình não nên được thực hiện ngay lập tức cho những người bệnh bị đột quỵ và tai biến mạch máu não nếu thỏa mãn bất kỳ điều kiện nào sau đây:
• Có chỉ định liệu pháp tiêu sợi huyết hoặc điều trị bằng thuốc chống đông sớm
• Đang điều trị bằng các thuốc chống đông
• Tiền sử dễ chảy máu
• Giảm ý thức (Điểm Glasgow dưới 13)
• Các triệu chứng có xu hướng nặng lên hoặc dao động không giải thích được như phù gai thị, cứng cổ, sốt hoặc đau đầu dữ dội khi khởi phát các triệu chứng đột quỵ.
Bệnh nhân đột quỵ có được cứu chữa kịp thời không là nhờ vào việc được chẩn đoán và đưa ra phương pháp phù hợp. Vì thế, hãy nẳm rõ được cơ thể để kịp thời xử lý.